Lượt xem: 42

Xu hướng ứng dụng thực tế ảo trong truyền thông số hiện nay

Sự phổ biến của VR đang góp phần đáng kể trong sự phát triển và mở rộng của các hình thức truyền thông số. Ứng dụng thực tế ảo trong truyền thông đang dần trở nên phổ biến. Vậy những ứng dụng và lợi ích của chúng mang lại là gì? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.

1. Công nghệ thực tế ảo là gì?

Thực tế ảo là một công nghệ cho phép người dùng tương tác với một môi trường số được tạo ra bởi máy tính, thông qua các thiết bị như kính VR, tai nghe, găng tay cảm ứng... Thực tế ảo có nhiều ứng dụng trong truyền thông số bởi chúng mang lại nhiều lợi ích cho hoạt động tiếp thị và quảng bá sản phẩm, dịch vụ,

2. Những ứng dụng thực tế ảo trong truyền thông số

Một số ứng dụng thực tế ảo trong truyền thông là:
  1. Quảng cáo và Marketing số: Thực tế ảo giúp tăng trải nghiệm mua sắm của khách hàng, cho phép họ tương tác và dùng thử các sản phẩm thông qua các hiệu ứng hình ảnh đa chiều. Các thương hiệu lớn như Pepsi, Coca Cola, Axe hay National Geographic đều đang sử dụng hình thức này nhằm tăng cường.
  2. Truyền hình: Thực tế ảo được sử dụng trong sản xuất truyền hình để tạo ra các trường quay ảo được hỗ trợ bởi đồ hoạ 3D theo thời gian thực, điều khiển tự động hóa trường quay. Điều này mang lại trải nghiệm khác biệt, chân thực và sống động cho người xem.
  3. Báo chí: Thực tế ảo giúp tác giả kéo người đọc tiếp cận vào trong chính câu chuyện, thay vì chỉ kể chuyện qua chữ, hình ảnh 2D hoặc video cơ bản. Ví dụ, UN đã sử dụng hình ảnh 360 độ để truyền tải những hình ảnh bên trong một trại tị nạn vào năm 2015.
Ứng dụng VR trong truyền thông đang dần trở nên phổ biến
Ứng dụng VR trong truyền thông đang dần trở nên phổ biến. Nguồn: Freepik

3. Những lợi ích của việc ứng dụng thực tế ảo trong truyền thông số

3.1 Thúc đẩy và “thổi hồn” cho hoạt động quảng cáo

Công nghệ VR, AR đang được sử dụng như một giải pháp hiệu quả để đem lại các trải nghiệm quảng cáo mới mẻ và kết nối cảm xúc. Bằng cách ứng dụng thực tế ảo trong truyền thông, công chúng không còn bị buộc phải tiếp nhận thông tin theo kiểu “cưỡng bức” mà họ có thể thực sự trở thành một phần của thế giới thông tin đó và chủ động tương tác với nó theo những cách khác nhau.
 
Tiêu biểu, có thể kể đến chiến dịch quảng cáo mang tên “Someday in Jeju” (Một ngày ở đảo Jeju) của thương hiệu mỹ phẩm Hàn Quốc Innisfree vào năm 2016. Với lăng kính VR kết hợp cùng khung cảnh 360 độ và hiệu ứng 4D, Innisfree đã đưa khách hàng đi tham quan khắp đảo Jeju với sự hướng dẫn tận tình của diễn viên nổi tiếng Lee Min Ho.
Chiến dịch “Someday in Jeju” của thương hiệu Innisfree. Nguồn: Internet Ảnh
Năm 2017, các khách hàng của Innisfree tại Việt Nam cũng đã được cảm nhận trực tiếp công nghệ này khi thương hiệu trên khai trương cửa hàng tại TP. Hồ Chí Minh. Qua đoạn quảng cáo thực tế ảo, khách hàng được trải nghiệm quy trình sản xuất các sản phẩm của Innisfree với 100% nguồn gốc từ thiên nhiên và vô cùng thân thiện với môi trường.

3.2 Nâng cao hiệu quả quảng bá thương hiệu, tạo hiệu ứng lan truyền (viral)

Thực tế ảo tạo ra những trải nghiệm độc đáo và khó quên cho người dùng, khiến họ muốn chia sẻ với bạn bè và người thân. Cũng như cho phép thương hiệu kết nối với người dùng một cách sâu sắc và tích cực với thương hiệu. Điều này giúp tăng lòng trung thành và niềm tin của khách hàng, cũng như khuyến khích họ mua sắm và giới thiệu sản phẩm.

Ví dụ, Marriott đã sử dụng thực tế ảo để cho phép người dùng du lịch đến những địa điểm mơ ước của họ, và sau đó gợi ý cho họ các khách sạn của Marriott tại đó.

3.3 Tăng cường trải nghiệm của khách hàng

AR/VR có thể được sử dụng nhằm thu hút sự chú ý và là một cách thú vị để tăng thêm gia vị cho hoạt động truyền thông thương hiệu. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nên hiểu rằng nó cần phải cung cấp những giá trị thực sự chứ không chỉ là một mánh khoé quảng bá thông thường.

Ví dụ, IKEA đã sử dụng thực tế ảo để cho phép khách hàng thiết kế và xem lại không gian sống của mình trước khi mua sắm.
IKEA cải thiện ứng dụng AR cho phép người dùng tự thiết kế không gian phòng.
IKEA cải thiện ứng dụng AR cho phép người dùng tự thiết kế không gian phòng. Nguồn: futureeyes.vn

3.4 Mở rộng phạm vi tiếp cận và tương tác

Thực tế ảo cho phép người dùng tiếp cận với các nội dung truyền thông số mà không bị giới hạn bởi không gian và thời gian. Người dùng có thể tham gia vào các sự kiện trực tiếp hoặc xem lại các khoảnh khắc quan trọng mà không cần có mặt tại đó. Trong thực tế, BBC đã sử dụng thực tế ảo để cho phép người xem theo dõi lễ tang của Hoàng thân Philip từ góc nhìn của các thành viên hoàng gia.
 
Tóm lại, thực tế ảo là loại hình công nghệ sở hữu khả năng biến hoá cao, đem lại những lợi ích to lớn trong việc tăng cường và cá nhân hóa trải nghiệm của người dùng, hỗ trợ xây dựng mối quan hệ tương tác hai chiều và kết nối đa kênh giữa tổ chức và công chúng.

Đặc biệt, với sự lan tỏa và phát triển mạnh mẽ như hiện nay, không chỉ các thương hiệu lớn mà cả những doanh nghiệp, tổ chức vừa và nhỏ cũng có cơ hội để ứng dụng thực tế ảo trong truyền thông vào hoạt động truyền thông marketing.

Theo dõi VRPRO để cập nhật thêm những thông tin về thực tế ảo!

VRPRO – Giải pháp chuyển đổi số với VR/AR, Flycam và Scan mô hình 3D.
Email: nguyenvanad@gmail.com
Hotline: (+84) 918 46 11 77